Các ngành nghề kinh doanh như: nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sản xuất nước đá, dịch vụ ăn uống, sản xuất, mua bán, đóng gói thực phẩm, nước uống đóng chai sau khi xin giấy phép kinh doanh, khách hàng phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể hoạt động một cách hợp pháp.
Vậy thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào. Ở bài viết này An Phúc Hứng sẽ hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương cho khách hàng tham khảo.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tham khảo thêm tại: Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương
Quý khách cần chuẩn bị các loại tài liệu, giấy tờ cơ bản sau để tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thứ nhất, đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Thứ hai, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Thứ ba, bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thứ tư, “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thứ năm, Giấy chứng nhận được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tùy theo lĩnh vực kinh doanh đó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên).
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng ba năm. Trước 6 tháng tính từ ngày giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở đó hết hạn, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Nếu chưa hiểu rõ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với từng lĩnh vực cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 58/2014/TT-BCT. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế được quy định tại Điều 4 Thông tư số 26/2012/TT-BYT.
Nếu bạn không năm rõ thủ tục củng như ko có thời gian đi xin, bạn có thể tham khảo bài viết: Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét